Trong mô hình này, các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo mật và quản lý các tài nguyên của riêng mình.
1.1 - Workgroup :
Trong mô hình này, các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo mật và quản lý các tài nguyên của riêng mình. Đồng thời, các máy tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ.
1.2 - Domain :
Ngược lại với mô hình Workgroup, trong mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller. Các tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó trong hệ thống có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các máy trạm.
2.1 - Mạng ngang hàng (Peer to Peer) :
Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính nhưng không có bất kỳ một máy tính nào đóng vai trò phục vụ. Một máy tính trên mạng có thể vừa là client, vừa là server. Trong môi trường này, người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ các tài nguyên của máy tính mình. Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức nhỏ, số người giới hạn (thông thường nhỏ hơn 10) và không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Mạng ngang hàng thường dùng các hệ điều hành sau : Win95, Windows for workgroup, WinNT Workstation, Win2000 Proffessional, OS/2, …
2.1.1 - Ưu điểm :
Do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức và quản trị, chi phí thiết bị cho mô hình này thấp.
2.2.2 - Khuyết điểm :
Không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả năng bảo mật thấp, rất dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên không được sắp xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm.
2.2 - Mạng khách chủ (Client-Server) :
Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ (server). Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này được gọi là máy khách (client). Các server thường có cấu hình mạnh (tốc độ xử lý nhanh, kích thước lưu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng. Dựa vào chức năng, có thể chia thành các loại server sau :
- File Server : Phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng.
- Print Server : Phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng.
- Application Server : Cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client.
- Mail Server : Cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail.
- Web Server : Cung cấp các dịch vụ về Web.
- Database Server : Cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin.
- Communication Server : Quản lý các kết nối từ xa.
Hệ điều hành mạng dùng trong mô hình client-server là WinNT, Novell NetWare, Unix, Win2K, …
2.2.1 - Ưu điểm :
Do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý, có thể phục vụ cho nhiều người dùng.
2.2.2 - Khuyết điểm :
Các server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho hệ thống.
1 - Các mô hình quản lý mạng :
2 - Các mô hình ứng dụng mạng :
Đăng nhận xét